Giỏ hàng

Cập nhật báo cáo tài chính VPB - Cơ hội nào cho nhà đầu tư?

Kết quả kinh doanh ấn tượng:

Quý II, thu nhập lãi thuần (NIM) của VPB đạt 12.881 tỷ VND (+6.35% yoy), trong khi đó lợi nhuận sau thuế đạt 2.951 tỷ VND (+44% yoy). Tín dụng tăng trưởng 10% từ đầu năm. Đây là một kết quả kinh doanh khá ấn tượng đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Covid 19 và tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. NIM đạt 59.7%, giảm nhẹ 30bps so với cùng kỳ 61.3%.

Tuy doanh thu gần như đi ngang so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận vẫn đạt mức tăng trưởng đột biến. Một phần nhờ VPB đã cắt giảm chi phí hoạt động (chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí văn phòng, …) như là đã cắt giảm 3800 nhân sự trong Quý 2, giảm lượng nhân sự 16% so với đầu năm, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí hoạt động. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ trong quản lý cũng giúp VPB tối ưu hóa nguồn nhân lực của công ty.

Ngoài ra VPB còn có tin tốt được ngân hàng AIIB Trung Quốc cho gói vay 100 triệu USD giúp đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch. Đây là dự án đầu tiên của ngân hàng AIIB cho vay đầu tiên tại Việt Nam. Dự án này sẽ tạo cơ hội cho VPB có những khoản vay lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng trưởng hạn mức cho vay.

Những rủi ro trong báo cáo tài chính VPB Quý 2 / 2020:

Mặt khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bị cắt giảm, từ 3.265 tỷ còn 2.719, trong khi đạt mức tăng trưởng tín dụng 10%. Đây là một động thái mang tính rủi ro cao, khi chi phí dự phòng rủi ro bị cắt giảm trong bối cảnh kinh tế xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Ngoài ra, phân khúc cho vay của VPB tập trung chủ yếu tại phân khúc có RR cao (rủi ro cao – lợi nhuận cao) như vay tiêu dùng, vay tín chấp, … nên việc trích lập dự phòng giảm là một điều khá đáng lo trong giai đoạn này. Tuy rằng NPL giảm nhưng nợ xấu phát sinh và nợ nhóm 2 tăng mạnh. Tổng nợ có phân loại Quý 2 / 2020 đạt 9.4% so với 8.2% của Quý 1 / 2020. Bao phủ nợ chỉ đạt 17%.

Ngoài ra, VPB còn đang vướng vụ pháp lý FE Credit, chưa có cách giải quyết triệt để cho vấn đề này. Tôi đánh giá các vụ kiện liên quan đến pháp lý nhà nước thường có thời gian giải quyết kéo dài, khó triệt để, tuy chưa có ảnh hưởng rõ ràng với VPB nhưng trong dài hạn khó có thể nói trước được.

Khuyến nghị đầu tư:

Với các con số đã được phân tích bên trên, tôi không đánh giá cao VPB trong dài hạn, vì đã cắt giảm bản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch, đặc biệt phân khúc đầu tư dạng RR cao – những người có túi tiền bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong ngắn hạn, lợi nhuận tăng trưởng đột biến có thể tạo sóng. Tuy nhiên, về dài hạn, tôi không khuyến nghị tham gia đầu tư VPB.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc đánh sóng ngắn hạn VPB. Với vùng giá 23.05 phiên 17/07 tôi khuyến nghị tham gia tỉ trọng thấp, ăn sóng ngắn hạn mục tiêu chốt dần vùng 24 – 25. Về dài hạn, VPB không đủ hấp dẫn cho tôi đầu tư.

Ngô Thanh Hải – chuyên viên tư vấn công ty chứng khoán VPS

Liên hệ hỗ trợ đầu tư / mở tài khoản qua Zalo: 0965.234.096

Room tư vấn: https://zalo.me/g/ayqbck685

Facebook Zalo Hotline Top