Giỏ hàng

Lực đẩy từ MSCI, VNIndex sẽ đạt ngưỡng 1000đ ?

 Dù kế hoạch tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam của MSCI GIan Cachs chậm hơn kỳ vọng, nhưng thông tin này vẫn giúp chỉ số VN-Index bứt phá mạnh vào cuối tuần qua.

Vượt ngưỡng 960 điểm nhờ kỳ vọng từ MSCI

Sau khi lừng khừng dưới mốc 950 điểm suốt từ đầu tuần, gần cuối phiên giao dịch cuối tuần qua (23/10), chỉ số VN-Index đã bất ngờ tăng mạnh.

Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 10,87 điểm, lên 961,26 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 12,2 điểm lên 930,3 điểm, tăng 12,1 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 250 mã tăng/160 mã giảm.

Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu VN30, nhất là các cổ phiếu “họ” Vin và nhóm cổ phiếu ngân hàng đã kéo chỉ số đi lên, bất chấp khối ngoại vẫn duy trì mạch bán ròng.

Lực đẩy từ xếp hạng của MSCI ảnh 1

Thanh khoản thị trường vẫn giữ ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 7.813 tỷ đồng trên sàn HOSE trong phiên 23/10.

“Chỉ số VN-Index đã có phiên bứt phá thành công khỏi vùng tích lũy để xác nhận xu hướng tăng tiếp diễn”. Đó là nhận định của Bộ phận phân tích, Công ty Chứng khoán MBS. Theo đó, với mức thanh khoản như hiện nay, thị trường hoàn toàn có thể về lại thời điểm đầu năm ở 965 điểm trong các phiên tới.

Ngoài những thông tin tích cực cho nhóm cổ phiếu ngân hàng (như Nhà nước “bật đèn xanh” cho các ngân hàng có vốn Nhà nước tăng vốn bằng chia cổ tức bằng cổ phiếu và làn sóng niêm yết mới của các ngân hàng hỗ trợ việc định giá lại các cổ phiếu ngành này) thì thông tin đáng chú ý nhất trong tuần chính là việc MSCI nâng hạng thị trường Kuwait từ nhóm cận biên lên mới nổi.

Trên lý thuyết, Kuwait đang là quốc gia có tỷ trọng lớn nhất trong rổ chứng khoán thị trường cận biên của MSCI nên việc giảm tỷ trọng của thị trường này thì những quốc gia còn lại sẽ hưởng lợi.

Trong đó, Việt Nam là thị trường hưởng lợi lớn nhất do là quốc gia có tỷ trọng thứ hai tại nhóm các quốc gia cận biên.

Hiện tại, iShare MSCI Frontier 100 ETF là quỹ ETF duy nhất sử dụng bộ chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index làm chỉ số tham chiếu (benchmark). Tại ngày 21/10, quy mô danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF đạt 387 triệu USD (tương đương 9.000 tỷ đồng), trong đó tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam là 12,47%.

Mặc dù vậy, khác với những lần nâng hạng trước đó, lần này, MSCI có sự thay đổi khá lớn khi giãn lộ trình thêm vào và bán ra của các cổ phiếu tại từng thị trường. Trong vòng 1 năm tính từ tháng 11/2020 đến tháng 11/2021, MSCI sẽ giảm tỷ trọng cổ phiếu Kuwait về 0% và tăng dần tỷ trọng các quốc gia còn lại.

Dòng tiền mua thêm các cổ phiếu ở các thị trường cận biên trong danh mục của MSCI sẽ không tập trung trong kỳ cơ cấu tháng 11/2020, mà theo lộ trình: tăng 20% tỷ trọng tăng thêm ở các quốc gia trong tháng 11/2020; tăng 25% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 2/2021; tăng 33% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 5/2021; tăng 50% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 8/2021 và chính thức hoàn tất 100% tỷ trọng tăng thêm vào tháng 11/2021.

Theo ước tính của MBS, với giả định quy mô iShare MSCI Frontier 100 ETF không thay đổi so với hiện tại, sau lần điều chỉnh tỷ trọng thứ nhất (tháng 11/2020), Quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF sẽ mua thêm lượng cổ phiếu Việt Nam trị giá 270 tỷ đồng.

Sau khi hoàn tất 5 giai đoạn (vào tháng 11/2021), Quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF sẽ mua vào tổng cộng khoảng 1.415 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam.

Ngoài ra, hiện nay cũng có khoảng 6 quỹ đầu tư với giá trị tài sản ròng là 2,4 tỷ USD mô phỏng đầu tư dựa trên chỉ số tham chiếu MSCI Frontier Market Index như: Schroders Frontier Markets; Magna New Frontiers Fund; Coeli SICAVI – Frontier Markets Fund; T.Rowe Price Frontier Markets Equity Q GBP GBP; Morgan Stanley Institutional Fund Frontier Markets Portfolio và East Capital Global Frontier Markets Class A USD.

Động thái này không được như giới đầu tư từng kỳ vọng (dự kiến tỷ trọng cổ phiếu trên thị trường Việt Nam chỉ tăng thêm 3,25% trong tháng 11 tới và tăng mạnh trong giai đoạn tháng 5/2021).

Tuy vậy, kỳ vọng các cổ phiếu trụ được mua thêm trong kỳ tái cơ cấu của iShare MSCI Frontier 100 ETF vẫn giúp thị trường bật tăng. Nhất là trong bối cảnh dòng tiền giá rẻ trực chiến trên thị trường, chỉ chờ có thông tin tốt là giải ngân ào ạt, tận dụng từng cơ hội kiếm lời.

Ẩn số tháng 11

Dòng tiền của nhà đầu tư trong nước tiếp tục chiếm vị thế lấn át trên thị trường chứng khoán trong nước. Phiên 23/10 đã chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước, với giá trị mua ròng 484 tỷ đồng. Giá trị mua ròng cả tuần đạt 751,92 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng là bên tích cực mua đối ứng với bên nước ngoài. Trong tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 2.646,43 tỷ đồng, cụ thể mua vào 664,51 tỷ đồng, trong khi bán ra tới 3.310,95 tỷ đồng.

Trong khi nhóm trụ tăng mạnh với kỳ vọng được quỹ ngoại đầu tư theo chỉ số mua vào thì thực tế, các quỹ này lại bán ra khá lớn.

Trong tuần, MSN bị bán ròng 943,9 tỷ đồng, DIG bị bán 489,6 tỷ đồng, CTG bị bán 390 tỷ đồng, VHM bị bán 209,8 tỷ đồng, VNM là 137,1 tỷ đồng… Khối này chỉ mua vào nhẹ các cổ phiếu như TCB là 142,6 tỷ đồng, DXG là 73,7 tỷ đồng, VIC là 70,2 tỷ đồng...

Thăng hoa nhờ thông tin xếp hạng của MSCI, nhưng tới đây, tâm lý nhà đầu tư cá nhân trong nước có thể chịu thử thách khi thị trường bước vào vùng trũng thông tin tháng 11, sau mùa công bố báo cáo tài chính quý III.

Sự kiện có khả năng ảnh hưởng đến diễn biến thị trường chứng khoán là kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 3/11. Hiện tại, các chuyên gia kinh tế và tổ chức lớn đều đang đặt cược vào chiến thắng của ông Joe Biden, khi kết quả cuộc thăm dò cử tri gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông này rất cao.

Các chuyên gia tài chính đang chuẩn bị kịch bản ông Joe Biden có thể chiến thắng và điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn về chính sách thuế quan, trong đó bước đầu tiên là tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách, cũng như điều tiết lại nền kinh tế.

Chính sách này được thông qua sẽ là cú sốc ngắn hạn với nền kinh tế khi tăng thêm gánh nặng đối với doanh nghiệp, cũng như thị trường chứng khoán có thể gặp khó khi dòng tiền suy giảm.

Tuy nhiên, về trung và dài hạn, chính sách ông Joe Biden đang được các nhà kinh tế học đánh giá là hợp lý, giúp kinh tế ổn định hơn là chỉ tập trung vào kéo giá chứng khoán như hiện tại.

Chỉ số VNINdex tiếp tục được neo cao với thông tin hỗ trợ cổ phiếu trụ vào cuối tuần. Với việc thị trường bước vào vùng trũng thông tin trong khi thị trường thế giới bước vào giai đoạn không chắc chắn về xu thế tăng, các chỉ số chính giao dịch giằng co và thận trọng đang là một thách thức không nhỏ với đà tăng của thị trường Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Kỳ vọng VNI sẽ sớm bứt phá mạnh mẽ nữa để tiến tới vùng 1000đ với các trụ chính hỗ trợ TT

Facebook Zalo Hotline Top