Giỏ hàng

Ngành cao su (GVR, PHR): Chuyển dịch cơ cấu ngành để đón làn sóng FDI

Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn hiện tại

  • 6 tháng đầu năm 2020, giá cao su giảm do chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm từ Covid-19, kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất cao su giảm sút. Tuy nhiên theo dự báo, giá cao su có thể tăng trở lại 5% trong năm 2021, cùng với nhu cầu cao su nguyên liệu hồi phục sẽ giúp doanh thu các công ty trong lĩnh vực này tăng trưởng trở lại.
  • Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các doanh nghiệp bắt đầu khẩn trương đa dạng hóa hoạt động sản xuất, bên cạnh đó chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng tác động đáng kể lên quá trình dịch chuyển hiện tại. Quá trình này đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, và Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này. Cuối 2020 đầu 2021, nhu cầu dịch chuyển nhà máy, đặc biệt từ Trung Quốc sang Việt Nam dự kiến sẽ đẩy nhu cầu về KCN lên rất cao.

Một số tập đoàn lớn có kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam

  • Chiến lược quy hoạch các khu công nghiệp mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021 - 2025 giúp tăng diện tích các KCN mới trong tương lai, đẩy nhanh thủ tục hành chính đặc biệt cho các dự án với quy mô hơn 1000 ha, dự kiến sẽ là bến đỗ phù hợp cho các doanh nghiệp FDI với quy mô lớn. 
  • Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, như cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, cao tốc Dầu Dây Phan Thiết, cao tốc Bắc Nam, cảng Cái Mép Thị Vải, cảng Gemalink giúp kết nối hệ thống hạ tầng một cách thuận lợi.
  • Giá đất KCN tại Việt Nam hiện thấp hơn từ 30% - 40% so với các đối thủ cạnh tranh (Indonesia, Thái Lan,..), đây chính là lợi thế thu hút FDI khá tốt. Ngoài ra giá đất KCN năm 2021 ước tính tiếp tục tăng 7 - 8% ở miền Nam và 5 - 6% ở miền Bắc, giúp tăng đáng kể doanh thu cho doanh nghiệp.

Giá đất khu vực Đông Nam Á (2020) - đơn vị: USD/m2

 

Tiềm năng của GVR và PHR trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sắp tới

1. GVR - Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Lợi nhuận mảng KCN tiếp tục được tăng cường trong 1 - 2 năm tới, doanh nghiệp tiếp tục chuyển đổi đất trồng cao su (khoảng 15.000 ha) sang khu công nghiệp tại các khu vực trọng yếu như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Các KCN hiện tại gồm Tân Bình, Lộc An, Rạch Bắp, Bắc Đồng Phú tiếp tục mang lại nguồn thu ổn định và lợi nhuận gộp từ mảng này dự báo đạt 2.600 tỷ (2022). 

Trong năm 2020, dự kiến doanh thu sụt giảm 10% YoY và LNST giảm 10,5% YoY. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2021 được kỳ vọng sẽ cải thiện với kịch bản là dịch bệnh được kiểm soát tốt trong 6 tháng cuối năm 2021. Khi giá cao su tăng trở lại trong năm 2021, doanh thu mảng khai thác cao su có thể tăng lên 11,300 tỷ (9% YoY). Tổng cộng, doanh thu năm 2021 của doanh nghiệp có thể lên mức 19,2 nghìn tỷ đồng (+8,7% YoY) và LNST tăng 7,8% YoY, đạt 4.400 tỷ đồng.

Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của GVR trong giai đoạn sắp tới đến từ các KCN mới đi vào hoạt động từ năm 2021 trở đi sẽ giúp lợi nhuận tăng trưởng 30% YoY.

Định giá cổ phiếu hiện tại đang không quá cao khi P/B là 1.01%, áp dụng phương pháp RNAV, chúng tôi định giá GVR ở mức 15.000 đồng. Kể từ lần khuyến nghị đầu tiên (18/8/2020) tại mức giá 11, hiệu suất sinh lời đạt 16.8%. 

2. PHR - Công ty cổ phần cao su Phước Hòa

Tương tự GVR, PHR đang chuyển đổi từ sản xuất cao su thuần sang kinh doanh KCN và là mảng kinh doanh có triển vọng rất khả quan trong tương lai khi dòng vốn FDI dự kiến tiếp tục dịch chuyển vào VN. Yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu ngắn hạn bao gồm việc chuyển nhượng 345 ha cho NTC với giá đền bù là 2,5 tỷ/ha, cũng như việc giá bán cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng vào thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Kỳ vọng, năm 2021 doanh nghiệp dự kiến chuyển nhượng tiếp 691 ha cho VSIP với giá đền bù 1,3 tỷ/ha, cũng như tăng trưởng 20% YoY lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất KCN và 20% YoY lợi nhuận từ đầu tư vào công ty liên doanh. Các dự án tiềm năng của doanh nghiệp thời gian tới bao gồm KCN Tân Lập, cũng như bồi thường từ dự án VSIP3, bồi thường đất cho dự án xử lý chất thải rắn với BWE (cuối năm 2020) và phát triển KCN Tân Bình giai đoạn II.

Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, trong kịch bản tốt nhất (doanh nghiệp nhận được bồi thường đất từ BWE và kịp tiến độ cấp phép dự án Tân Bình gđ II), cổ phiếu PHR được định giá ở mức 80.000 đồng, tiềm năng uptrend 40%.

 

Dưới đây là tổng hợp một phần danh mục team Finpro đã chốt lời đầu Tháng 9 2020:

 

----------------------

Khánh Linh – Chuyên viên tư vấn đầu tư công ty chứng khoán VPS.

Liên hệ tác giả để hỗ trợ đầu tư / mở tài khoản qua Zalo: 0971.764.531

Link room tư vấn: https://zalo.me/g/bnyzmi725

Facebook Zalo Hotline Top