Giỏ hàng

Vốn hóa thị trường trên HoSE đạt trên 2,87 triệu tỷ đồng, chiếm 57% GDP

Thời điểm 30/6/2020, HoSE ghi nhận 23 doanh nghiệp đang niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD trong đó nhóm ngân hàng đóng góp 10 cái tên.

Vốn hóa thị trường trên HoSE đạt trên 2,87 triệu tỷ đồng, chiếm 57% GDP

Ảnh minh họa.

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (TTGDCK TP.HCM) chính thức khai trương hoạt động từ ngày 20/7/2000 và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, trở thành đơn vị giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam.

Việc ra đời của TTGDCK TP.HCM đã chính thức đưa thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động có tổ chức với mục tiêu xây dựng một kênh huy động, phân bổ vốn trung và dài hạn hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Sau 20 năm hoạt động, tổng giá trị chứng khoán được mua bán trao đổi qua HoSE đã đạt hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 339 tỷ chứng khoán. Tính đến hết tháng 6/2020, HoSE có 380 mã cổ phiếu niêm yết, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 4 chứng chỉ quỹ ETF, 43 trái phiếu và 76 mã chứng quyền có bảo đảm đang niêm yết.

Tổng giá trị vốn hóa trên HoSE đạt trên 2,87 triệu tỷ đồng, chiếm trên 90% giá trị vốn hóa toàn thị trường, tương đương 57% GDP. Trong đó, 3 ngành có tỷ trọng lớn nhất trên HoSE bao gồm ngành Tài chính, Bất động sản và Tiêu dùng thiết yếu chiếm hơn 80% giá trị vốn hóa toàn sàn. 23 doanh nghiệp đang niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD trong đó nhóm ngân hàng đóng góp 10 cái tên.

  

Bên cạnh cổ phiếu niêm yết, HoSE cũng từng bước phát triển danh mục sản phẩm nhằm dạng hóa các lựa chọn đầu tư trên thị trường, góp phần tăng thanh khoản trên thị trường cơ sở như chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (Quỹ ETF VFM VN30 được niêm yết và giao dịch đầu tiên vào năm 2014, Quỹ ETF SSIAM VNX50 niêm yết vào năm 2017, ETF SSIAM VNFinLead, ETF VFM VNDiamond niêm yết vào năm 2020) hay chứng quyền có bảo đảm ra đời từ tháng 6/2019.

Theo thời gian, HoSE ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng làm cầu nối giữa doanh nghiệp với dòng vốn của nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Với lý do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn đưa cổ phiếu lên giao dịch tại HoSE, nhất là các doanh nghiệp lớn.

Theo thống kê, từ đầu năm 2020 đến hết tháng 6/2020, đã có 15 doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết mới trên HoSE. Bên cạnh một vài doanh nghiệp lần đầu đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán như FLC Home hay An Phat Holdings, có không ít doanh nghiệp muốn chuyển sàn giao dịch sang HoSE từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) hay thị trường UpCOM.

Làn sóng chuyển sàn chưa dừng lại khi mới đây, 2 “ông lớn” trên HNX là SHB và ACB đều "đánh tiếng" muốn chuyển sàn niêm yết sang HoSE. Hay một loạt “ông lớn” trên UpCOM như ACV, VEA, VGI, VGT…. với quy mô vốn hóa không hề thua kém so với nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm VN30, cũng đang lên kế hoạch chuyển sang niêm yết trên HoSE.

Bên cạnh hiệu ứng tích cực đối với doanh nghiệp, xu hướng chuyển sàn sẽ giúp HoSE ngày càng tăng trưởng về quy mô vốn hóa và thanh khoản.

_____________

Tác giả: Tiến Lợi - VPS 

Hotline/zalo: 0975413124

Bạn đọc có nhu cầu MTK Chứng khoán liên hệ tác giả

Facebook Zalo Hotline Top