Giỏ hàng

ViettinBank (CTG) - Tăng vốn là động lực tăng trưởng chính

Những điểm chính trong ĐHCĐ như sau:

- ĐHCĐ đã phê duyệt kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong khoảng 4%-8,5% YoY, tăng trưởng tổng tài sản trong khoảng 1%-3% YoY, và tăng trưởng tiền gửi trong khoảng 5%-10% YoY. Tỷ lệ nợ xấu được đặt ra dưới mức 2%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020 vẫn chưa được xác định, bởi vì kết quả này phụ thuộc vào cả diễn biến của dịch Covid-19 cũng như tình hình vốn của ngân hàng. Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế 6T đầu năm 2020 sẽ đạt 6 nghìn tỷ đồng (+12,5% YoY).

- Trọng tâm trong năm 2020 sẽ tiếp tục giải quyết nợ xấu. Ban lãnh đạo nhấn mạnh rằng CTG đã đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng để xử lý trái phiếu VAMC còn lại (hiện số dư ròng là 5,36 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,58% trong dư nợ, giảm 13,4% YTD trong Q1/2020), và nợ xấu đang gia tăng (tỷ lệ nợ xấu 1,83%, +56,4% YTD trong Q1/2020). Tăng trưởng tín dụng đình trệ khiến tỷ lệ chi phí tín dụng tăng trong năm 2020.

- Ban lãnh đạo dự kiến NIM giảm trong năm 2020 do lãi suất cho vay thấp hơn do triển khai các gói cho vay giảm lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch virus Corona, cũng như chi phí vốn cao hơn khi trái phiếu cấp 2 sẽ được phát hành bổ sung để cải thiện tỷ lệ CAR.

- Cho năm 2019, ngân hàng đã đề xuất với Chính phủ cho phép CTG không chi trả cổ tức bằng tiền mặt và thay vào đó ngân hàng sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2019.

Điểm nhấn trong kết quả kinh doanh Q1/2020: Tín dụng thu hẹp với nợ xấu gia tăng

- Trong Q1/2020, các khoản cho vay Nhóm 3 tăng gần gấp 4 lần, khiến tổng nợ xấu tăng lên 6,1 nghìn tỷ đồng (+56,4% YTD). Tổng các khoản nợ quá hạn tăng 8,4 nghìn tỷ đồng (+51% YTD). Tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1,83% từ mức 1,16% trong năm 2019.

- Khi tính cả trái phiếu VAMC, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLC) kết hợp xấu đi đáng kể ở mức 2,4% và 59% trong Q1/2020 so với mức 1,8% và 76% trong năm 2019.

Tác động của gói vay hỗ trợ

    Tính đến cuối Q1/2020, CTG đã áp dụng mức giảm lãi suất từ 0,5% đến 1,5% cho gần 3.000 khách hàng với tổng dư nợ lên đến 60 nghìn tỷ đồng (tương đương 6,5% số dư nợ hiện hành). Đồng thời, 18 nghìn tỷ đồng được tái cơ cấu theo TT01, chiếm 2% tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này làm lợi suất tài sản giảm 24 bps QoQ, NIM giảm 13 bps QoQ xuống 2,83%. CTG cũng triển khai thêm các gói vay hỗ trợ mới, bắt đầu từ Q2. Điều này gây ra áp lực đáng kể đối với thu nhập lãi trong tương lai và tăng chi phí dự phòng trong tương lai. Theo Chủ tịch HĐQT, tổng thiệt hại thu nhập từ tái cấu trúc nợ và gói vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2020 dự kiến trong khoảng 3-4 nghìn tỷ đồng.

Cập nhật mới nhất

- Trong diễn biến mới nhất,Quốc Hội đã thông qua việc tăng vốn cho Agribank và đẩy nhanh tiến độ niêm yết lên sàn,và CTG đang là ứng cử viên nặng ký cho sự lựa chọn thứ 2.
- Một nội dung quan trọng là phấn đấu đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II; kịp thời tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Đây là thông tin có ý nghĩa quan trọng với CTG, do hiện tại không tăng được vốn là khó khăn lớn nhất cản trở khả năng tăng trưởng của ngân hàng.
- Như vậy, với sự vào cuộc của Chính phủ, NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền, khả năng CTG sớm được tăng vốn là rất cao.

-------------------------------

Tác giả: Giáp Nguyễn - Chuyên viên tư vấn đầu tư VPS - chi nhánh hội sở

Hotline/Zalo: 035 2422 996 

Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán VPS & tư vấn đầu tư chứng khoán miễn phí!

Facebook Zalo Hotline Top