Giỏ hàng

Bắt "Trend" bán lẻ 2021

Tóm tắt ý chính:

Chúng ta dễ dàng thấy sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT trong thời gian gần đây, tuy nhiên qua con số thống kê cụ thể doanh thu từ TMĐT chỉ chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Với thói quen của người tiêu dùng luôn thích trải nghiệm thực tế khi quyết định mua sản phẩm, thêm vào đó là mức sống người dân tăng lên nên xu hướng người dân sẽ mua sắm tại các trung tâm thương mai.

 

Trong bối cảnh thị trường bán lẻ đang sôi động trở lại, bán hàng đa kênh trở thành “cửa sống” của nhiều doanh nghiệp bán lẻ. Trong đó, kinh doanh tại TTTM “all in one” đã vươn lên khẳng định ưu thế khi khẳng định tính an toàn, an tâm cho khách hàng, đồng thời chú trọng nâng cao trải nghiệm kết hợp với các chương trình marketing hấp dẫn, trở thành xu hướng của bán lẻ hiện đại thời “hậu COVID-19”.

“Cửa sống” của các doanh nghiệp bán lẻ

Thị trường bán lẻ đã trụ qua đại dịch và đang phục hồi mạnh mẽ nhờ nắm bắt được “cửa sống” mang tên “omni-channel” – bán hàng đa kênh. Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khách hàng, bộ phận Nghiên cứu Người tiêu dùng Nielsen khẳng định: “Hành trình mua hàng của người tiêu dùng không còn là đường thẳng, mà thông qua nhiều kênh với rất nhiều điểm chạm, kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp”. Nhiều chuyên gia cũng cho biết, việc kết hợp giữa hai kênh bán hàng đã trở thành “cửa sống” cho các doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh và sẽ còn tiếp diễn trong thời kỳ bình thường mới.  

Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết bán hàng truyền thống vẫn là kênh vượt trội về doanh thu, do trải nghiệm sản phẩm thật bằng cảm quan như sờ nắn, ngửi, thậm chí nếm, dùng thử… không thể thay thế bằng online.

Số liệu từ Bộ Công thương tổng kết năm 2020 cũng cho thấy, doanh thu từ TMĐT chỉ chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong khi đó, đại diện Kantar Worldpanel cho biết, kênh thương mại điện tử mặc dù tăng trưởng ấn tượng 91% nhưng chỉ chiếm 2,3% thị phần đối với toàn ngành hàng FMCG (tiêu dùng nhanh).

Từ phía người tiêu dùng, phần lớn khách hàng cho biết, thói quen mua sắm online tập trung vào các sản phẩm riêng lẻ, có giá trị nhỏ hoặc sản phẩm họ đã tiêu dùng từ trước. Còn đối với các sản phẩm có kết cấu phức tạp, cần dùng thử để tự trải nghiệm hoặc sản phẩm có giá trị cao thì họ sẽ đến mua trực tiếp rồi mang về hoặc đặt giao tận nhà. Khảo sát của Nielsen Vietnam cũng chỉ ra có tới 66% sẽ trực tiếp xem sản phẩm tại cửa tiệm thực tế trước khi đặt hàng.

Mặc dù, TMĐT phát triển nhưng khách hàng vẫn ưu tiên trải nghiệm tại cửa hàng vật lý.

Mặc dù, TMĐT phát triển nhưng khách hàng vẫn ưu tiên trải nghiệm tại cửa hàng vật lý. Ảnh: TL.

Các chuyên gia cho rằng với doanh số bán hàng vượt trội cũng như dư địa vẫn phát triển đều đặn, kênh bán hàng truyền thống sẽ tiếp tục giữ “thế thượng phong” trong phát triển bán lẻ trung hạn. Bà Rebecca Pearson – Phó Giám đốc phụ trách bán lẻ CBRE châu Á nhận định, mặc dù TMĐT phát triển mạnh mẽ nhưng người tiêu dùng vẫn thích được trải nghiệm thực tế sản phẩm hơn. Đây cũng chính là lý do rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã xây dựng cửa hàng trải nghiệm thực tế phục vụ người tiêu dùng đi kèm phát triển TMĐT.

Xu hướng bán lẻ thời “hậu COVID-19”

Kênh bán hàng truyền thống là không thể thay thế, nhưng kỳ vọng trong tiêu dùng của khách hàng cũng sẽ ngày càng cao. Sau dịch Covid-19, khách hàng ưu tiên trải nghiệm tại các địa điểm “all-in-one” với không gian an toàn, sạch sẽ và đáp ứng được mọi nhu cầu mà không cần di chuyển đến nhiều nơi, giảm tiếp xúc công cộng. Về mặt kinh doanh, các doanh nghiệp bán lẻ trong TTTM sẽ được hưởng lợi ích “cộng sinh” với nhiều thương hiệu ngành khác, tiếp cận được lượng khách hàng ổn định và lâu dài. Trong giai đoạn dịch COVID-19, thị trường đã chứng kiến xu hướng dịch chuyển từ cửa hàng mặt phố vào TTTM, và đây sẽ là xu hướng bán lẻ hiện đại trong tương lai.

Các TTTM khẳng định ưu thế trên thị trường, trở thành “top-of-mind” của khách hàng. Ảnh: TL.

Các TTTM khẳng định ưu thế trên thị trường, trở thành “top-of-mind” của khách hàng. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, để đáp ứng kỳ vọng ngày một cao của người tiêu dùng, các TTTM cũng liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đầu tư vào trải nghiệm khách hàng.

Bán lẻ trực tiếp vẫn là điểm chạm “vô giá” tới người tiêu dùng. Các chuyên gia kinh tế cũng cho biết, tương lai ngành bán lẻ vẫn phụ thuộc vào các điểm bán truyền thống, trong đó TTTM sẽ trở thành xu hướng bán lẻ hiện đại thu hút các thương hiệu trong và ngoài nước, trở điểm đến “top-of-mind” của người tiêu dùng.

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Lương Minh Nguyệt
TVĐT – HO58
Contact: 0379423545
Email: nguyetlm@vps.com.vn

Facebook Zalo Hotline Top