Giỏ hàng

Nikkei: Rút khỏi WHO, Mỹ đang giúp Trung Quốc có cơ hội bành trướng ảnh hưởng

Trung Quốc mang đến nguồn tài chính quan trọng cho một tổ chức mà nguồn vốn cho nó đã bị cạn kiệt do nhiều nước thành viên không thể đóng góp.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ ngay lập tức lấy đi của tổ chức này nguồn vốn, cách thức ứng phó y tế và nhân lực quan trọng, đồng thời nó tạo ra “khoảng trống” để Trung Quốc có thể lấp đầy vào đó.

Theo báo Nikkei, việc Mỹ rút đi sẽ không đẩy WHO vào khủng hoảng ngay trước mắt, bởi nguồn vốn đóng góp từ tư nhân, trong đó nổi bật nhất phải kể đến nguồn từ Bill & Melinda Gates Foundation, sẽ giúp bù lại. Lượng tiền đóng góp từ quỹ này chỉ đứng sau Mỹ. 

Thế nhưng nỗ lực ngăn chặn bệnh tật tại các nước đang phát triển sẽ bị chặn lại nếu hoạt động đó can dự vào hoạt động hỗ trợ của phía Mỹ hoặc quan hệ với các công ty dược phẩm Mỹ, hậu quả khó tránh được.

Tổ chức WHO cho đến nay đã giữ vai trò giúp điều phối sự hợp tác quốc tế trong hoạt động đẩy lùi bệnh dịch, thu thập các trường hợp cũng như phát triển vắc xin, tìm hướng điều trị. UN và các cơ quan trực thuộc cũng đồng thời khuyến khích việc chia sẻ dữ liệu cũng như giúp tiếp cận thông tin của các bằng sáng chế. Thế nhưng nhiều chuyên gia phân tích lo ngại cách tiếp cận này có thể sẽ khó duy trì được nếu Trung Quốc dẫn đầu tổ chức khi mà Mỹ rút đi.

Trung Quốc hiện là nước đóng góp lớn thứ 2 cho ngân sách của WHO chỉ sau Mỹ. Trung Quốc mang đến nguồn tài chính quan trọng cho một tổ chức mà nguồn vốn cho nó đã bị cạn kiệt do nhiều nước thành viên không thể đóng góp. Trung Quốc cũng đang có tầm ảnh hưởng lớn hơn về nhân sự, người Trung Quốc hiện đang giữ vị trí quản lý trong 4/15 cơ quan chuyên trách thuộc Liên hợp quốc. 

Nhiều cơ quan này đã đưa ra nhiều quyết định liên quan đến tổ chức và chính sách theo đúng định hướng ưu tiên của Bắc Kinh.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã từ chối cho phép Đài Loan tham gia vào các cuộc gặp tính từ năm 2015 khi ông Liu Fang được bầu làm Tổng giám đốc. Người đứng đầu Liên đoàn Viễn thông Quốc tế, ông Zhao Houlin, trước đây từng có liên quan đến việc lập ra tiêu chuẩn viễn thông cho chính phủ Trung Quốc, trong cương vị hiện tại, ông cũng đã khuyến khíc nhiều thành viên tham gia vào sáng kiến Vành đai & Con đường của Trung Quốc.

Theo một nhà ngoại giao kỳ cựu tại Geneva, Trung Quốc sẽ không ngại ngần thâm nhập sâu hơn và Liên hợp quốc bằng tiền và nhân lực của mình.

Cho đến nay, Washington đã rất tích cực trong WHO, Washington đưa ra các đề xuất chiến lược cũng như cử nhân sự đến các vùng chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng như nhiều tổ chức khác tham gia vào mạng lưới ứng phó toàn cầu. Trong đại dịch Ebola tại Tây Phi vào năm 2014, chính quyền Tổng thống Mỹ Obama đã gửi 3.000 quân và hàng nghìn nhân lực ngành y tế đến khu vực nafyy.

Cùng lúc đó, các công ty dược phẩm Mỹ đã có sự hỗ trợ quan trọng với công việc của WHO. Vào thập niên 1980, Merck hợp tác với WHO nhằm phân phối thuốc chữa bệnh nhiệt đới tại nhiều nước đang phát triển.

Facebook Zalo Hotline Top